13 bí quyết giúp hồ sơ bạn trở nên đặc biệt hơn
Nếu bạn mới ra trường và điểm GPA trên 3,8 thì cho vào CV cũng không sao. Nhưng nếu bạn đã ra trường hơn 3 năm và GPA thấp hơn 3,8 thì bỏ đi là tốt nhất.
“Hãy coi hồ sơ xin việc như một chiếc thiệp mời đám cưới, có bao giờ bạn gửi thiệp mời có lỗi đánh máy, thông tin sai hay có quá nhiều thông tin? Nếu không, sao lại gửi đi một bộ hồ sơ như thế?”.
Trong mỗi đợt tuyển dụng, các công ty nhận đường hàng trăm, đôi lúc hàng nghìn bộ hồ sơ. Họ không có thời gian và nguồn lực để xem kỹ từng cái một, nên đôi lúc họ chỉ có khoảng chục giây để chọn hoặc không chọn một hồ sơ.
1. Bỏ phần “Mục tiêu”
Nếu bạn gửi hồ sơ, đương nhiên mục tiêu của bạn là có được công việc.
Tuy nhiên, nếu bạn đang trong một tình trạng đặc biệt, ví dụ như chuyển ngành nghề hoàn toàn, bạn vẫn có thể thêm vào một đoạn tóm tắt nhỏ.
2. Bỏ mọi kinh nghiệm làm việc không liên quan
Đúng là bạn đã từng làm bồi bàn tại một quán ăn hồi đại học, nhưng trừ khi công việc đó giúp ích gì cho công việc hiện tại của bạn, tốt nhất là bỏ nó đi cho đỡ lộn xộn.
3. Bỏ qua các thông tin quá riêng tư
Đừng đề cập tình trạng hôn nhân, tôn giáo hay số sổ bảo hiểm xã hội của bạn.
Có thể đây là những thông tin cần thiết trong một bộ CV vài chục năm về trước, nhưng hiện giờ kể cả khi muốn, người tuyển dụng cũng thể ép bạn trả lời nếu bạn không thích vì những câu hỏi này là vi phạm pháp luật.
4. Đừng liệt kê sở thích
Nếu sở thích này không liên quan đến công việc bạn đang nộp đơn, thì việc liệt kê sẽ tiêu tốn thời gian của cả bạn và cả công ty.
5. Đừng tiết lộ tuổi
Nếu không muốn bị phân biệt đối xử vì tuổi tác, tốt nhất bạn nên bỏ đi thông tin về năm tốt nghiệp đại học của bạn.
6. Bỏ mục “Người giới thiệu”
Nếu người tuyển dụng muốn nói chuyện với người giới thiệu của bạn, họ sẽ hỏi bạn.
Thêm vào đó, tốt nhất bạn nên nói chuyện trước với người giới thiệu và nhắc họ về cuộc gọi.
7. Đừng dùng các đại từ nhân xưng
Hồ sơ không nên có cái từ như “tôi”, “cô ấy”, hay “của tôi”, bà Nicolai nói.
“Đừng viết hồ sơ xin việc bằng ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Đọc CV thì ai cũng hiệu mọi thứ trên đó nói về bạn và kinh nghiệm của bạn”, bà nhấn mạnh
8. Đừng dùng email cá nhân
Nếu bạn vẫn dùng những địa chỉ như bexinhbecute32@gmail.com hayAnhLaVoDich93@yahoo.com, tới lúc bạn nên thay email mới rồi.
Chỉ mất một vài phút thôi, và bạn chẳng mất xu nào.
9. Đừng tiết lộ về công việc hiện tại
Điều này không chỉ nguy hiểm mà còn ngớ ngẩn. Nếu người tuyển dụng gọi đến cơ quan, mọi chuyện sẽ ra sao nếu họ nói chuyện với sếp hiện giờ của bạn, chưa kể các cuộc gọi và email cơ quan của bạn có thể bị kiểm soát.
Nói chung, nếu chưa sẵn sàng để bị đuổi việc mà chưa chắc có kiếm được việc mới không, đừng ghi các thông tin về cơ quan hiện tại vào CV.
10. Đừng tiết lộ mức lương hiện tại
“Lương của vài người chỉ xấp xỉ mức lương tối thiểu, nên thông tin này là không cần thiết và có thể phát đi tín hiệu sai”, bà Nicolai nói.
Thêm vào đó, bạn cũng không nên đề cập đến mức lương mong muốn trong hồ sơ, bạn có thể nhắc đến nó trong buổi phỏng vấn, nếu CV được chọn.
11. Tránh cái font chữ lỗi thời
“Đừng dùng các font Times New Roman và các font chữ có chân, chúng lỗi thời và nhìn cũ kỹ– Chủ tịch mạng tìm việc talentzoo.com khuyên.
Thêm vào đó, hãy chú ý đến cỡ font. Làm sao để CV nhìn đẹp, gọn và dễ đọc.
12. Đừng dùng các từ ngữ phô trương
Trong một khảo sát gần đây, hơn 2.000 nhà tuyển dụng Mỹ cho biết những cụm từ trong CV khiến họ ngán nhất là “sáng chói”, “đầu đàn”, “muốn là được”, “tuyệt vời”,…
Những từ khác như “đạt được”, “cố gắng”, “giải quyết”, “triển khai” nhận được nhiều thiện cảm hơn nếu được sử dụng tiết chế.
13. Đừng tiết lộ điểm GPA
Nếu bạn mới ra trường và điểm GPA trên 3,8 thì cho vào CV cũng không sao. Nhưng nếu bạn đã ra trường hơn 3 năm và GPA thấp hơn 3,8 thì bỏ đi là tốt nhất.
Leave a Reply