Những dấu hiện bạn sắp bị đuổi việc rồi đấy

Nếu vừa nhận được thư cảnh báo thì khả năng bị mất việc không phải thấp. Bởi đó phải là lỗi rất nghiêm trọng thì cấp trên mới đưa ra quyết định “nặng tay” như vậy. Do đó tốt nhất

Trước khi thông báo , các công ty thường có những “hành động bất thường”. Nếu nhận ra các dấu hiệu đó sớm hơn, bạn có thể ứng cứu kịp thời và tránh được “họa mất việc”.


1. Sếp cho bạn một kỳ nghỉ bất ngờ

Đang trong quá trình làm việc, bỗng nhiên bạn nhận được lời khuyên nên dành thời gian nghỉ ngơi từ người giám sát hoặc sếp thì phải “cảnh giác”. Nhất là khi cấp trên đồng ý cho bạn đi du lịch dài hạn. Có thể công ty thực sự muốn để nhân viên thư giãn một thời gian, sau khi quá “hao tâm tổn sức” cho công việc gần đây. Nhưng nếu bạn vừa phạm phải sai lầm nào đó, hoặc thường xuyên mắc lỗi trong công việc thì nên cân nhắc về lời đề nghị này. Tuy không mắc lỗi nhưng công việc trì trệ, không tiến bộ cũng là một trong những nguyên nhân để bạn “có được” kỳ nghỉ không mong đợi.

2. Mắc sai lầm nghiêm trọng

Nếu bạn khiến công ty bị tổn thất nặng, hoặc mắc lỗi nghiêm trọng tương tự thì nên chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất là bị sa thải. Thiếu năng lực và hay phạm sai lầm là điều không thể chấp nhận trong hầu hết các công việc. Nếu đây chỉ là lần đầu, hoặc bạn là người có tiềm năng thì có thể sếp sẽ bỏ qua và cho bạn một cơ hội. Song tốt nhất nên chuẩn bị trước xem bản thân phải đối phó với việc đó như thế nào, để trụ lại công ty. Còn nếu không hãy nghĩ đến phương án B để tìm cho mình một công việc phù hợp sau khi bị sa thải. Đừng thụ động chờ cấp trên chỉ ra lỗi, sau đó cho thôi việc rồi mới lên kế hoạch tìm việc mới.

3. Công ty có nguy cơ phá sản

Không nên quá chăm chú làm việc mà “quên mất” mọi việc xảy ra xung quanh. Bởi tình hình công ty cũng ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của chúng ta. Mặc dù bản thân có năng lực và hoàn thành tốt công việc, nhưng nếu công ty lâm vào cảnh khó khăn thì “chiếc ghế” của bạn cũng sẽ bị lung lay. Chẳng may công ty phá sản, tất nhiên việc làm cũng không còn. Hoặc công ty được bán cho người khác thì vị trí của các nhân viên cũng sẽ bị đe dọa. Vì không ai có thể dám chắc ông chủ mới sẽ giữ các nhân viên cũ (trong đó có bạn) lại làm việc. Do đó chúng ta cần biết sơ lược tình hình công ty để kịp thời dự trù cho công việc của mình.

4. Công việc bị cắt giảm

Một dấu hiệu nữa cho thấy bạn có nguy cơ bị sa thải là sếp đột ngột giảm lượng công việc của bạn xuống. Điều này có nghĩa là nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn đang giảm dần. Nếu tinh ý, bạn sẽ nhận ra sự hiện diện của mình trong công ty trở nên không cần thiết. Nếu đã như vậy thì việc bị sa thải chỉ là vấn đề thời gian. Đặc biệt khi nhiều công ty gặp khó khăn về tài chính muốn giảm bớt chi phí bằng cách cho nhân việc nghỉ việc. Khi đó trong danh sách cắt giảm nhân sự nguy cơ có tên bạn là rất cao.

5. Vừa bị kỷ luật

Nếu vừa nhận được thư cảnh báo thì khả năng bị mất việc không phải thấp. Bởi đó phải là lỗi rất nghiêm trọng thì cấp trên mới đưa ra quyết định “nặng tay” như vậy. Do đó tốt nhất bạn nên chấn chỉnh lại cách làm việc của mình. Nhiều trường hợp sẽ bị điều đi nơi khác công tác trong vài tháng hoặc chuyển sang bộ phận khác. Tuy nhiên mới bị kỷ luật mà bạn lại xảy ra mâu thuẫn với sếp, cãi nhau với đồng nghiệp hoặc năng suất công việc sa sút thì rất có thể bạn sẽ nhận được thư cho thôi việc ngay lập tức. Vì vậy trong quá trình làm việc, chúng ta phải chú ý đến những việc xảy ra với bản thân và công ty để tránh những trường hợp không mong muốn bất ngờ ập đến.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *