Chiến lược giúp nhà tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Tuyển dụng chắc chắc không phải là việc làm dễ dàng. Thành thật với bạn là đôi khi cần thêm 9
Sẽ vô cùng tuyệt vời khi bạn tìm thấy “mảnh ghép” hoàn chỉnh cho nhóm làm việc hoặc công ty của bạn. Làm sao để mỗi đợt tuyển dụng đều chọn được người giỏi và thích hợp? Chắc chắn là có những điều mà bạn cần phải ghi nhớ và thực hiện nếu muốn kết quả tuyển dụng thành công.
9 chiến lược dành cho nhà tuyển dụng
1. Viết Bản mô tả công việc
Hiểu rõ, cụ thể công việc phải làm tương ứng cho vị trí công ty đang tuyển. Thể hiện nội dung này mạch lạc, súc tích, nêu đủ trọng điểm. Và lúc này, thông điệp bạn truyền đi mới thật sự có thể đến với những ứng viên sáng giá. Nếu không tự tin trong chiến lược đầu tiên thì bạn nên sớm quên đi việc nhìn thấy Hồ sơ tìm việc mà bạn hài lòng.
Bản mô tả phải nêu rõ: mục tiêu, yêu cầu, trách nhiệm theo cách viết riêng biệt, đặc trưng của công ty.
2. Lựa chọn nơi đăng tin tuyển dụng
Tạo bản mô tả công việc vừa ý chỉ là bước thứ nhất trong quá trình tuyển dụng. Chỉ khi chọn đúng nơi, trên đúng trang web để đăng thông tin thì mới có khả năng chọn được người sáng giá nhất.
Phụ thuộc vào tính chất việc làm, chúng ta có:
– Mạng xã hội, diễn đàn theo ngành nghề
– Trang web tuyển dụng: First-viec-lam, Vietnamworks, Jobstreet,…
– Đăng tin trên báo: Thanh Niên, Tuổi Trẻ,…
Để liệt kê chi tiết thì có rất nhiều. Nghĩ kỹ để chọn đúng nơi đáng tin cậy.
3. Xét kỹ Sơ yếu lý lịch
Có nhiều điều để bạn đánh giá chứ không chỉ ở kinh nghiệm. Đó là: kiến thức, tính cách, thông tin tham khảo, quan niệm, sở thích, thói quen,… Cũng đừng quên để ý đến hình chụp của ứng viên.
4. Nhận biết tính cách tương đồng với nghề nghiệp
Thực hiện điều này cũng giống như khi bạn biết rõ đang tìm gì khi viết bản mô tả công việc. Những kiểu cá tính nào sẽ phù hợp cho vị trí công việc.
Rất nhanh chóng bạn có thể xác minh lại các thông tin trên sơ yếu lý lịch bằng cách: yêu cầu ứng viên để bạn xem bằng cấp/chứng chỉ, hỏi về công việc trước đây nhằm kiểm tra lại thông tin, đào sâu về các sở thích. Vậy thì tại sao lại không áp dụng tương tự khi bạn cần nhân viên tương lai của mình có kiểu tính cách nào đấy? Chỉ cần thêm nội dung vào yêu cầu công việc!
5. Xác định văn hóa công ty
Đọc cụm từ này thì bạn nghĩ đến những gì? Có thể đó là: Giá trị cốt lõi, Phương thức làm việc, Niềm tin, Chất lượng phục vụ khách hàng, Môi trường làm việc,…
Nếu nhà tuyển dụng thuê đúng nhân viên thì người này cần thích hợp với cả công việc lẫn văn hóa mà công ty xây dựng. Bạn hiểu được “nội tại” thì mới biết cách chọn như thế nào.
6. Đừng quên những nhân viên khác
Ứng viên sáng giá nhất cần có 3 hợp: hợp việc, hợp văn hóa, hợp nhóm. Có thể bạn đã trải qua tình huống này khi đã chọn người làm tốt việc, đáng tin tưởng nhưng lại là… “thảm họa” cho nhóm khi làm việc cùng. Lỗi này rất có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến các thành viên còn lại.
Nên tỉnh táo, dự đoán và đánh giá khả năng hòa nhập giữa nhân viên hiện tại và thành viên mới.
7. Đừng phán xét nội dung chỉ qua bìa sách!
Nghiên cứu và soi xét sâu hơn. Nhãn hiệu bên ngoài chai nhìn rất hấp dẫn bạn, nhưng không có nghĩa nó là một chai rượu tốt!
Tin chắc bạn sẽ hiểu ngay ý này!
8. Phỏng vấn đúng câu
Khi bạn đã đăng thông tin tuyển dụng đúng nơi, tìm đúng người cần tìm và hội đủ 3 hợp,… Bạn có nghĩ mình có thể hỏi đúng các câu nên hỏi không?
Chuẩn bị một quy trình tuyển dụng với cấu trúc câu hỏi và cách thức hỏi dựa trên từng tính cách và yêu cầu công việc.
9. Kiểm tra thông tin
Bất kỳ tin nào mà ứng viên cung cấp làm bạn nghi ngờ thì hãy nhanh chóng xác minh lại. Bất kể là hình chân dung, học vấn, kinh nghiệm, thành tích,… hãy tìm đến sự thật.
Giảm áp lực khi tuyển dụng nhân sự mới
Tuyển dụng chắc chắc không phải là việc làm dễ dàng. Thành thật với bạn là đôi khi cần thêm 9 chiến lược thêm nữa để tăng khả năng thành công cho nhiệm vụ này. Thế nhưng, bất kỳ điều gì cũng cần có điểm khởi đầu. Vì vậy mà 9 chiến lược trên vẫn là nền tảng tốt cho bạn.
Thêm nữa là bạn cũng nên nghĩ đến việc tuyển thực tập sinh. Đây là cách tốt nếu bạn muốn chọn đúng nhân viên. Bạn sẽ hiểu rõ năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, tính tình, cách cư xử, khả năng phát triển,… Bạn đã trải qua quá trình tuyển dụng và đào tạo ứng viên thì sao lại không tuyển dụng họ nếu bạn cần người cho vị trí cố định?
Leave a Reply