Yêu cầu nghỉ việc cần thương lượng lại vấn đề gì?

Sếp thường sẵn sàng nói chi tiết hơn về sự thể hiện của bạn trong công việc trong khi bộ phận nhân sự lại đưa ra những đánh giá

Thông thường khi gặp tình huống này, đa số mọi người sẽ vội vàng đồng ý nghỉ việc để không “mang tiếng” bị sa thải.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định, bởi chấp nhận nghỉ việc hay bị sa thải đều không có lợi cho sự nghiệp của bạn. Đặc biệt khi bạn đi phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ quan tâm đến lý do bạn nghỉ việc khi chưa có công việc mới.

Trên thực tế, phải có lý do nào đó công ty mới yêu cầu bạn tự nghỉ việc thay vì sa thải bạn, bởi nếu muốn bạn ra đi, tại sao họ lại cho bạn cơ hội lựa chọn? Nhiệm vụ của bạn là cần tìm hiểu xem lý do đó là gì.

Theo các chuyên gia nghề nghiệp, dù với lý do gì, công ty làm như vậy là vì lợi ích của chính họ và điều đó có nghĩa bạn sẽ có một số sức mạnh thương lượng nhất định. Bạn có thể và nên sử dụng quyền lực đó để yêu cầu một số điều sau:


Trợ cấp thôi việc

Các công ty thường không trả tiền trợ cấp thôi việc cho nhân viên tự xin nghỉ, nhưng họ phải làm vậy với những nhân viên bị sa thải hoặc cắt giảm nhân sự. Nếu bị ép nghỉ việc, bạn hoàn toàn có lý do để yêu cầu họ trả tiền trợ cấp thôi việc cho bạn.

Lưu ý, trợ cấp thôi việc thường chỉ được đề nghị nếu bạn sẵn sàng ký vào đơn nghỉ việc – điều giúp nhà tuyển dụng thoát khỏi bất cứ khiếu nại pháp lý nào về quá trình làm việc của bạn. Vì vậy, hãy dành thời gian đọc kỹ thỏa thuận về trợ cấp thôi việc để đạt được mức trợ cấp tốt nhất.

Điều kiện cần thiết để được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thông thường bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu tự ý nghỉ việc, nhưng nếu bạn giải thích với trung tâm trợ cấp thất nghiệp rằng bạn bị buộc nghỉ việc và công ty không phản đối khi bạn nói vậy, bạn sẽ có cơ hội được hưởng trợ cấp.

Hãy đề nghị công ty đồng ý không chống lại đơn đăng ký thất nghiệp của bạn và có được thỏa thuận đó bằng văn bản.

Điều công ty sẽ nói với nhà tuyển dụng tương lai

Bạn hãy đề nghị công ty mô tả bạn một cách trung lập với nhà tuyển dụng tương lai, hay ít nhất xác nhận thời gian làm việc của bạn với họ. Hãy đảm bảo thương lượng điều này với cả bộ phận nhân sự và người quản lý trực tiếp của bạn.

Sếp thường sẵn sàng nói chi tiết hơn về sự thể hiện của bạn trong công việc trong khi bộ phận nhân sự lại đưa ra những đánh giá chung chung. Dù gì bạn cũng cần chắc chắn những nhận xét đó có sự kết nối với nhau.

Lý do nghỉ việc chính thức trong hồ sơ của công ty

Nhà tuyển dụng tương lai thường sẽ kiểm tra bạn với công ty cũ những nội dung như: thể hiện của bạn trong công việc, thói quen làm việc, điểm mạnh và yếu… Nhưng họ cũng sẽ chú ý đến lý do thôi việc chính thức của bạn trong hồ sơ của công ty, vì vậy hãy đảm bảo lý do đó không phải là “nghỉ việc vì vi phạm hợp đồng”, “nghỉ việc vì gây ra sai phạm” mà là “xin nghỉ”.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *