Việc nên làm trước khi nghĩ tới kinh doanh riêng
Xem qua có thể cho rằng điều này không chi tiết bởi nó không đề cập đến 1 vị trí hay chức danh cụ thể.
Bạn có vô vàn ý tưởng kinh doanh muốn tự mình hiện thực hóa, thỏa sức sáng tạo và hài lòng với những kết quả dự kiến sẽ đạt được… Nhất định đây không phải điều mơ mộng, khó đạt thành, khi mà bạn hiểu được mình nên trải qua những công việc sau bằng sự cố gắng tối đa.
1. Nhân viên Bán hàng
Đây là cách thiết thực nhất để tiếp cận môi trường kinh doanh. Đơn giản là bạn có thể tham gia dưới cách thức bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc bán hàng online. Chọn hình thức tiếp cận khách hàng khác nhau sẽ giúp bạn đa dạng hóa khả năng giao tiếp. Bạn sẽ được rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói, cử chỉ, thái độ hoặc ngôn ngữ viết. Gặp nhiều khách hàng trong những trạng thái khác nhau giúp bạn nắm được cách nhận biết mối quan tâm hoặc sở thích của người khác.
Bán hàng đồng nghĩa với việc thuyết phục khách hàng tin chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nắm kiến thức về sản phẩm mà mình phụ trách, bạn sẽ xây dựng được nhiều mô tả, luận điểm để khách hàng lựa chọn đúng vật mà bạn muốn và cần bán.
2. Nhân viên Phục vụ
Công việc này có thể tạo được thói quen giữ cho vẻ ngoài luôn được gọn gàng, chỉnh chu.Mở đầu, bạn được học từ những việc nhỏ cơ bản và có khi kết thúc bằng chuỗi quy trình phức tạp. Làm việc có trình tự, dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Theo đó, khả năng ứng biến tình huống có thể nói là sẽ gặp hàng ngày.Khả năng diễn đạt đủ ý, rõ ràng, dễ hiểu được phát huy tối đa. Và hơn hết nên lưu ý rằng, năng lực tách rời “công việc và việc cá nhân” rất được xem trọng. Nếu bạn cho rằng có thể đa nhiệm thực hiện việc ngoài xã hội đến trong gia đình, thì rất có thể bạn đã xao lãng điều gì đó vào thời điểm ấy. Mọi việc đều cần có sự tập trung nhất định.
3. Nhân viên Tổ chức sự kiện
Dù rằng đây không phải là công việc yêu thích của nhiều người, thế nhưng sau khi trải qua những thử thách mà nó mang lại thì điều mà bạn nhận được là không ít.Từ những việc sắp xếp chi tiết nhỏ, nghĩ ra kế hoạch thực hiện, tìm cách thức tốt hoàn thành, kết nối các bên tham gia… Đặc biệt là giải quyết tình huốngnhanh nhạy. Kế hoạch và mọi thứ có thể bị tác động thay đổi bất kỳ lúc nào, thế nên kế hoạch dự phòng luôn giữ vai trò quan trọng cần phải nghĩ đến.
Thêm đó là tình hình sức khỏe cá nhân được đặc biệt quan tâm. Sau mỗi sự kiện, thời gian nghỉ ngơi không nhiều, dẫn đến bạn sẽ tích lũy những bài tập rèn luyện bản thân với chế độ dinh dưỡng thích hợp.
4. Nhân viên Quản lý
Với chuyên ngành cùng kiến thức nhất định, bạn sẽ tiếp cậnhoặc điều hành với cách thức xây dựng một đội ngũ nhân sự. Bạn có thể phải giải quyết nhiều khó khăn xoay quanh: tuổi tác, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm…đến từ những người khác nhau. Điều này làm tăng sự thúc đẩy cao cho việc thể hiện năng lực của bạn trước mọi người. Bạn cần có cái nhìn công bằng, giải pháp hợp lý, chính sách cứng rắn hoặc mềm dẻo được dung hòa. Hay nhất là có thể phát hiện tài năng và dùng người hiệu quả.
5. Chọn công việc bất kỳ liên quan đến ngành bạn dự định kinh doanh
Xem qua có thể cho rằng điều này không chi tiết bởi nó không đề cập đến 1 vị trí hay chức danh cụ thể. Thế nhưng, đây là một sự chọn lựa sẽ mang đến nhiều cảm hứng và tinh thần cho bạn. Bước đi trên con đường kinh doanh, bạn cần có một niềm tin và nguồn cảm hứng để giúp bạn luôn tiến bước và đi đúng hướng. Tài chính không đủ, không nhiều thuận lợi, gặp trắc trở bất kỳ lúc nào,… nhưng có một điều bạn phải luôn giữ vững: lòng đam mê. Thế nên, bạn nên nhiệt tình, cố gắngmạnh dạn bước vào lĩnh vực bạn yêu thích mà không quá kén chọn vị trí, sẽ tạo cơ hội gặp gỡ lắng nghe những người đã, đang hoặc sẽ đồng hành cùng công việc mơ ước của bạn.
Leave a Reply